Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Cấp mới giấy phép nhanh gọn cho doanh nghiệp vận tải

Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đã ký Văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị xem xét thực hiện cải cách thủ tục cấp, đổi mới, gia hạn giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải quy định.
Tại Hội nghị đối thoại của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải với doanh nghiệp vận tải biển, một số doanh nghiệp đã có phản ánh về việc cấp mới, gia hạn giấy chứng nhận, vô tuyên điện viên hàng hải cho thuyên viên do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện mất nhiều thời gian và thủ tục hành chính còn nhiều bất cập gây khó khăn cho thuyền,viền, doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Thủ tục cấp, đổi, gia hạn còn rườm rà, phức tạp, đòi hỏi nhiều giấy tờ liên quan;
- Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải chỉ gia hạn khi thời hạn của giấy còn dưới 06 tháng;
- Thời gian cấp, đổi, gia hạn giấy chứng nhận là hơn 01 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ".
Để tháo gỡ những khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các thuyền viên, doanh nghiệp vận tải biển, Bộ giao thông vận tải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét thực hiện cải cách thủ tục cấp, đổi, gia hạn giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải quy:
- Về hồ sơ đổi, gia hạn, cấp lại: đề nghị bỏ phần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại Đơn đề nghị đổi, gia hạn, cấp lại; các thành phần hồ sơ như sổ thuyền viên, hộ chiếu, giấy chứng nhận...đề nghị quy định bản sao hơp pháp hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu thay cho quy định bản sao hơp pháp.
- Về việc giấy chứng nhận chỉ gia hạn khi thời hạn của giấy còn dưới 06 tháng: đề nghị xem xét giải quyết theo hướng bỏ quy định này, đồng thời xem xét cho phép đổi giấy chứng nhận kể cả khi đã hết thời hạn không quá 03 tháng để phù hợp vói đặc thù công việc của thuyền viên phải làm việc liên tục trên tàu từ 6-10 tháng/năm.
- Về thời gian cấp, đổi, gia hạn: đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết từ 30 ngày xuống còn 01 tuần.
- Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: đề nghị xem xét cho phép cơ sở đào tạo được cấp giấy chứng nhận cho các học viên có đủ điều kiện.
Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Tồn đọng gần 5.500 container “bỏ quên” tại cảng biển

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, qua kiểm đếm hồi tháng 8/2014 tại các cảng biển cả nước có khoảng 5.450 container và 1.323 kiện hàng tồn đọng dạng vô chủ. Đứng đầu là cảng Hải Phòng với gần 5 nghìn container, Quảng Ninh 52 container, Đà Nẵng 99 container, cảng Sài Gòn (TP HCM) có 177 container và 1.323 kiện hàng… Cục trưởng Cục Hàng hải VN Nguyễn Nhật cho biết, số container tồn đọng thực tế đến nay còn lớn hơn. Tình trạng tồn đọng tại cảng Hải Phòng còn nan giải hơn nhiều, bởi trong số gần năm nghìn container, có trên một nghìn chiếc đã tồn từ năm 2006. 
Theo báo cáo của Cục Hải quan TP Hải Phòng, trong số gần năm nghìn container vận tải biển bị “bỏ quên”, có đến 4.370 container tồn đọng từ trước ngày 1/1/2013. Việc xử lý các container này gặp rất nhiều khó khăn bởi đa số là hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu như: Cao su, lốp ôtô đã qua sử dụng, nhựa phế liệu, giấy phế liệu, sắt thép phế liệu… Cảng Chùa Vẽ (một cảng lớn thuộc cảng Hải Phòng) từ lâu tồn tại hai khu vực chuyên lưu giữ những container tồn đọng quá 90 ngày. Ông Vũ Nam Thắng, Giám đốc cảng Chùa Vẽ cho biết, hiện cảng này có 780 container tồn đọng quá 90 ngày, trong đó hàng trăm container vô chủ đã ở đây gần 10 năm. 
Đơn vị đã nhiều lần đề nghị Cục Hàng hải VN, Bộ Giao thông vận tải việc chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với cảng Hải Phòng xử lý hàng tồn đọng. Cảng Hải Phòng cũng chấp nhận miễn toàn bộ chi phí kho bãi, thậm chí “khuyến mại” chi phí nâng hạ, kiểm hóa để phục vụ xử lý hàng tồn đọng, nhưng tới nay hơn một nghìn container vẫn không thể xử lý được vì kinh phí xử lý quá lớn.
Để giải quyết số hàng hoá tồn đọng, giải phóng mặt bằng cho các cảng vận tải biển, Cục đã có đề xuất đối với một số hàng hóa đã có hướng dẫn của Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định. Còn với các lô hàng có người nhận ở Việt Nam nhưng không xuất trình được giấy phép do Bộ Công Thương cấp sẽ phạt tiền và buộc đưa hàng hóa ra khỏi Việt Nam. Trong trường hợp quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính, doanh nghiệp không thực hiện thì tịch thu hoặc tiêu hủy hàng hóa theo quy định.